Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Ngân hàng trầy trật đòi nợ nhau

Không chỉ đau đầu vì khối nợ xấu hàng trăm nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp, các ngân hàng còn đứng ngồi không yên vì nợ đọng trên thị trường liên ngân hàng.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thậtGiám đốc một ngân hàng cổ phần phía Nam cho biết, nhà băng ông cấp hạn mức tín dụng tín chấp cho một ngân hàng bạn trên thị trường hai (nơi các ngân hàng vay mượn vốn ngắn hạn của nhau) khoảng 200 tỷ đồng, kỳ hạn tuần. Quá hạn đã lâu, nhưng ngân hàng bạn liên tục khất nợ và xin gia hạn trả.
Theo ông, thường thì dựa vào lý do Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo cho các đơn vị yếu thanh khoản ưu tiên giải quyết các khoản nợ cho thị trường một (thị trường giao dịch giữa các ngân hàng với dân cư), các con nợ đã khất liên tục. "Chúng tôi phải cử đại diện qua thỏa thuận và liên tục gửi văn bản báo cáo tình trạng này với Ngân hàng Nhà nước nhưng đến nay vẫn chưa thể thu hồi được nợ", ông than thở.
Ngân hàng đau đầu nợ xấu liên ngân hàng. Ảnh: Lệ Chi.
Nhiều ngân hàng lớn cũng đang là chủ nợ bất đắc dĩ của các nhà băng nhỏ khác. Một lãnh đạo của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) tiết lộ, ngân hàng này đang có một số khoản nợ quá hạn đã lâu ở một số ngân hàng thương mại cổ phần nhưng vẫn chưa được thanh toán.
Một chuyên gia ngân hàng tại TP HCM phân tích, bản chất giao dịch liên ngân hàng chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cấp thiết của tổ chức tín dụng trong thời gian rất ngắn: qua đêm, dăm ba ngày, một vài tuần và chủ yếu dựa vào chữ tín. Tuy nhiên, do thời gian qua, nhiều ngân hàng quá khó khăn về thanh khoản nên đã vay trên thị trường hai bằng mọi giá, trong khi không thể cạnh tranh huy động tại thị trường một dẫn đến mất khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng bạn và bội tín.
Vấn đề nợ đọng giữa các ngân hàng với nhau cũng được chính các doanh nghiệp đem ra mổ xẻ tại hội nghị đối thoại giữa các ngân hàng và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cuối tuần qua. Chủ tịch hội đồng quản trị thép Bắc Việt, Trần Anh Vương cho rằng, doanh nghiệp vay ngân hàng thì phải có tài sản đảm bảo và khi có rủi ro khó trả nợ dễ bị xếp ngay vào nhóm nợ xấu. Nhưng các ngân hàng lại cho nhau vay quá dễ dãi. "Chúng tôi không trong ngân hàng, nhưng có thông tin cho thấy tình trạng ngân hàng nợ lẫn nhau quá hạn cũng phổ biến. Vậy đề nghị cần xử lý quyết liệt trong tái cơ cấu", ông nói.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận, ngân hàng nợ lẫn nhau và cho nhau vay vô tội vạ là có thực. Ngân hàng rất chặt chẽ với doanh nghiệp (trên thị trường một), nhưng giữa ngân hàng với nhau lại quá thoáng (thị trường 2), cần bao nhiêu cho vay bấy nhiêu, miễn trả lãi suất.
Một phần nguyên nhân của tình trạng này, theo Thống đốc là các ngân hàng đang tự "hiểu lầm" về cái gọi là ngân hàng không thể phá sản, không thể đổ vỡ nên cho nhau vay dễ dãi.
"Người ta cứ tự hiểu rằng Nhà nước ta không bao giờ cho ngân hàng đổ vỡ, nếu có rủi ro xảy ra thì Ngân hàng Nhà nước đứng ra mua lại nên khoản vay đó được đảm bảo rồi. Nhưng đó là sự hiểu lầm", ông Bình nhấn mạnh.
Thậm chí có tình trạng thấy nhau khó vẫn cho vay, đồng thời ép nhau bằng lãi suất cao chất ngất.
"Châm ngôn của hệ thống ngân hàng là không bao giờ cho người cần tiền bằng mọi giá vay. Nhưng vẫn có ngân hàng không nắm điều này. Gần đây chúng tôi đã quy định ngân hàng cho nhau vay cũng phải trích lập dự phòng rủi ro, và xét duyệt chặt chẽ", Thống đốc nhắc lại.
Đánh giá về vấn đề này, một chuyên gia tại TP HCM cho rằng, Ngân hàng Nhà nước không nên phân biệt ưu tiên tái cấp vốn cho các khoản nợ thị trường 1 và coi nhẹ khoản nợ trên thị trường 2. Bởi xét cho cùng, khi yếu thanh khoản thì thị trường nào cũng đáng lo như nhau.
Bản thân một lãnh đạo ngân hàng cổ phần bộc bạch, tình trạng nợ xấu liên ngân hàng trong năm qua cũng để lại bài học chua xót cho nhiều ngân hàng thương mại, nguy cơ xói mòn lợi nhuận của từng đơn vị. Rút kinh nghiệm bài học đau đớn này, các ngân hàng giờ thận trọng hơn khi cho nhau vay, và chỉ cho vay khi Ngân hàng Nhà nước có cơ chế bảo lãnh đặc biệt.
Lệ Thanh

Vay tiêu dùng, lãi suất vẫn lên đến …25%/năm

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tiêu dùng chứ không phải sản xuất, mới chính là mắt xích quan trọng trong việc giải quyết khó khăn của nền kinh tế hiện nay.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Lãi suất huy động bằng VNĐ giảm liên tục trong những tháng gần đây, từ mức 14%/năm hồi đầu năm xuống chỉ còn 9%/năm hiện tại với các kỳ hạn dưới 12 tháng và 11 - 12%/năm với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Ngân hàng Nhà nước hồi đầu tháng 5 cũng đã ra quy định lãi suất cho vay ở mức cộng 3% so với trần lãi suất huy động (với 4 lĩnh vực ưu tiên) và mới đây tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét hạ tất cả các khoản vay cũ xuống 15%/năm.
Sau yêu cầu của thống đốc, nhiều ngân hàng có động thái giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống 15%/năm và áp dụng lãi suất cho các khoản vay mới ở mức ưu đãi từ 12 – 15%/năm như Vietcombank, BIDV, VIB, Eximbank… Tuy nhiên, cũng còn không ít ngân hàng tiếp tục neo lãi suất ở mức cao, hoặc chấp hành “mệnh lệnh hành chính” một cách miễn cưỡng và có tính chất đối phó.
Việc giảm lãi suất nói trên tuy nhiên chỉ ưu tiên doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hoặc có triển vọng sáng sủa, còn các doanh nghiệp yếu, thuộc diện thực sự cần hỗ trợ thì lại khó có thể tiếp cận vốn mới chứ đừng nói đến lãi suất thấp hay giảm lãi cũ.
Với khách hàng là cá nhân, lãi suất cũng chỉ được ưu tiên ở một số các khoản vay chẳng hạn như mua nhà, trong đó lợi ích của ngân hàng phải được đảm bảo qua chủ đầu tư với hình thức hợp tác. Còn với các khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng, bao gồm cả mua nhà nhưng giữa ngân hàng và chủ đầu tư không có mối quan hệ, thì lãi suất vẫn ở mức rất cao và vô cùng khó khăn.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế và người dân, tiêu dùng chứ không phải sản xuất, mới chính là mắt xích quan trọng trong việc giải quyết khó khăn của nền kinh tế hiện nay. Tiêu dùng gia tăng sẽ giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Thế nhưng hiện nay, chính phủ vẫn chỉ chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp mà chưa có chính sách nào hỗ trợ về lãi suất cho vay tiêu dùng, ngân hàng lại càng không.
Tại ngân hàng Standard Chartered, một trong những ngân hàng nước ngoài có uy tín hàng đầu tại Việt Nam, lãi suất cho vay tín chấp hiện vẫn lên đến 24 – 25%/năm, với các khoản vay tối đa bằng 12 tháng lương hoặc 300 triệu đồng, thời hạn vay từ 1 – 5 năm.
Hay như ở ngân hàng HSBC, lãi suất cho vay tiêu dùng của ngân hàng này được quảng cáo là vô cùng hấp dẫn, nhưng khi nhìn vào dòng chữ “chỉ từ 24%/năm”, người tiêu dùng không khỏi choáng váng.
HSBC quảng cáo mức lãi suất cho vay tín chấp "hấp dẫn"
Ngoài ra, mức lãi suất có thể gọi là “trên trời” của các ngân hàng trên sẽ được họ áp dụng trong suốt quá trình cho vay và theo dư nợ giảm dần. Nếu tất toán trước hạn ngay trong năm đầu tiên sẽ bị phạt lãi suất 5%/năm, năm thứ hai là 4%, năm thứ ba là 3% và năm thứ 4 mới được “khuyến khích”.
Cách đây nửa năm, thời điểm lãi suất huy động còn ở mức 14%, lãi suất vay tín chấp của các ngân hàng này là 25,5 – 26%/năm. Khi được hỏi vì sao lãi suất huy động giảm mạnh mà lãi suất cho vay vẫn neo ở mức cao, nhân viên tín dụng của Standard Chartered cho biết, dòng vốn rẻ phải chờ vài tháng nữa mới ra thị trường! Nhân viên này còn giải thích thêm, nếu tính đều ra, thì lãi suất cho vay của ngân hàng chỉ khoảng 12,9%/năm – vẫn là mức cạnh tranh so với các ngân hàng khác đang chào cho vay ở mức 15%!
Nhưng “trông đi” thì cũng phải “nhìn lại”. Các ngân hàng nước ngoài họ áp dụng lãi suất cao nhưng lại khuyến khích người vay tiền với thái độ nhiệt tình, niềm nở, giải ngân nhanh chóng. Còn với nhiều ngân hàng nội địa, vay tiêu dùng lại vô cùng khó khăn và có vẻ như không được khuyến khích.
Trong vai một người có nhu cầu vay tiêu dùng, chị Thu Thủy ở Hà Nội gọi điện đến chi nhánh của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt thì được nhân viên tín dụng của ngân hàng này cho biết, ngân hàng không có hình thức cho vay tín chấp, mà chỉ cho vay thế chấp. Vay thế chấp, lãi suất cũng phải lên đến 18%/năm (dù thực tế thông báo là 15%) lại áp dụng theo biến động thị trường. Có nghĩa là, khi “mệnh lệnh” của NHNN về lãi suất 15% không còn, thì lãi suất này sẽ được thả nổi và lên rất nhanh.
Nhân viên này còn khẳng định thêm, trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay, hầu như rất ít ngân hàng cho vay tín chấp!
Hay như ở ngân hàng VIB, lãi suất cho vay tín chấp được ngân hàng thông báo ở mức 15%/năm theo như mệnh lệnh của thống đốc. Tuy nhiên, có một thực tế là ngân hàng dù muốn đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng, nhưng lại không mấy mặn mà với các khoản vay nhỏ này. Có lần, người viết đã chứng kiến cảnh một cô kiểm soát viên ở một chi nhánh phá lên cười nhạt khi nhận được thông tin khách hàng hỏi vay tín chấp!
Nhân viên tín dụng tại một số ngân hàng áp dụng hình thức cho vay tín chấp cũng thừa nhận, có nhiều khách hàng hỏi vay tiêu dùng nhưng các hợp đồng được thực hiện thì không đáng bao nhiêu. Trong khoảng chục hồ sơ, may ra được 1 hồ sơ đáp ứng yêu cầu để ngân hàng giải ngân. Khoản tiền cũng không được tối đa là 12 tháng lương như ngân hàng mời chào, mà thường từ 7 – 8 tháng lương. Lãi suất còn quá cao trong khi số tiền vay không được như ý có thể là nguyên nhân khiến cho hoạt động cho vay tiêu dùng còn đang ế ẩm.
Theo TTVN

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Nợ nần tại Đà Nẵng tăng 111,9%

Tổng dư nợ tín dụng của Đà Nẵng đến cuối tháng 6/2012 giảm 0,08% so với đầu năm, tổng huy động vốn trong khi đó tăng 3,7%.

>>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Thông tin trên từ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Đà Nẵng.

Cụ thể, tính đến đầu tháng 6/2012, nợ nần của các ngân hàng trên địa bàn là 1.661 tỷ đồng, tăng 111,9% so với cuối năm 2011, chiếm tỷ lệ 3,5% trên tổng dư nợ. Trong đó, khối ngân hàng thương mại Nhà nước 4,96%, ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 2,45%.

Đáng chú ý, tỷ lệ nợ nần đang có xu hướng tăng qua từng tháng và chủ yếu tăng từ khối tổ chức tín dụng Nhà nước và cổ phần Nhà nước chi phối. Nếu như tháng 1/2012 tỷ lệ này là 1,68% trên tổng dư nợ thì tháng 2 là 1,85%; tháng 3 là 2,49%; tháng 4 là 3,40% và cuối tháng 5 là 3,50%... 
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội Đà Nẵng 6 tháng đầu 2012, đến cuối tháng 6/2012, tổng nguồn vốn huy động lũy kế đến cuối tháng 6/2012 ước đạt 40,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với đầu năm. 
Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước đạt 48,3 nghìn tỷ đồng, giảm 0,08%, trong đó cho vay khu vực dân doanh chiếm 85%.

Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ nần như cho vay các dự án không có triển vọng, làm ăn thua lỗ, sử dụng vốn sai mục đích... nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ cũ, các ngân hàng đã cho vay quá mạnh tay.

Trước thực trạng này, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Đà Nẵng đề nghị: Trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính của mình, tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, đồng thời thực hiện việc phân loại nợ đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. 

Ngoài ra, trên cơ sở khả năng tài chính và chính sách khách hàng của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành, nhất là đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động…

Nhóm ngân hàng nào đang chiếm nợ nần lớn nhất?

Đến 31/3/2012, nợ nần hệ thống là 8,6%. Nhóm ngân hàng nào là tác nhân “thúc đẩy” tỷ lệ này trong thời gian qua?
>>Thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Ngày 12/7, Ngân hàng Nhà nước tổ chức buổi trao đổi với báo giới về nợ nần. Tại đây, có hai con số được đưa ra: một là, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến 31/5/2012, nợ nần của hệ thống là 4,47%; hai là, theo giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước, đến 31/3/2012, nợ nần của hệ thống là 8,6%.

Có lẽ con số thứ hai tin cậy hơn. Vấn đề còn lại là trong con số đó, nhóm ngân hàng nào chiếm tỷ trọng lớn nhất? Buổi trao đổi nói trên diễn ra ngắn gọn, nhiều cánh tay giơ lên nhưng đành rút về, nên đành để ngỏ câu hỏi đó.

Nhưng, có thể tham khảo ở một kênh trong cuộc. Báo cáo chuyên đề của bộ phận nghiên cứu một ngân hàng thương mại vừa công bố có những dữ liệu cơ bản, có thể trả lời cho câu hỏi trên.

Báo cáo này khá chi tiết, khi tạo được những phân vùng thú vị. Một phân vùng là chia theo các nhóm ngân hàng khác nhau; một phân vùng là xác định hẳn “đóng góp” của nhóm G14 (14 ngân hàng thương mại lớn nhất trong hệ thống); hay tách cả phân vùng của nhóm “có vấn đề”.

Ở phân vùng thứ nhất, dữ liệu cập nhật đến 31/3/2012 cho thấy, khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm quá nửa miếng bánh nợ nần, chiếm tỷ trọng tới 50,5%; nhóm thứ hai là khối thương mại cổ phần với 27,8%; nhóm ngân hàng nước ngoài chiếm khá nhỏ (do sự hạn chế về quy mô) với 4,2%; nhóm các tổ chức tín dụng khác chiếm 17,5%.

Ở phân vùng thứ hai, dữ liệu cập nhật đến 31/3/2012 cho thấy, nhóm G14 choán một phần rộng lớn của miếng bánh, chiếm tới 62%; đáng chú ý là nhóm ngân hàng “có vấn đề” chiếm 10%; nhóm còn lại chiếm 28%.


habubank hết nợ nần
Tỷ trọng theo phân nhóm "riêng có" lần đầu tiên xuất hiện.

Tỷ trọng theo phân nhóm truyền thống.